Sau khi sửa mũi, bạn cần tập trung vào chế độ dinh dưỡng. Bởi dinh dưỡng tốt sẽ đẩy nhanh tốc độ hồi phục, giúp dáng mũi của bạn nhanh vào form. Đồng thời ngăn chặn vết khâu hình thành sẹo xấu. Bên cạnh thức ăn có lợi cho vết thương, sửa mũi nên uống gì để mũi mau lành cũng là đề tài được quan tâm không kém. Sở dĩ uống đa dạng các loại nước sẽ bổ sung phong phú dưỡng chất cho cơ thể. Xem tiếp bài viết sau nếu đây là chủ đề mà bạn đang tìm kiếm.
Thức uống nào có lợi cho người vừa sửa mũi?
Sửa mũi là dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn để cải thiện ngoại hình. Vì sống mũi cao thẳng sẽ làm cho các đường nét trên khuôn mặt trở nên sắc sảo hơn. Tuy nhiên, dáng mũi có được bền đẹp hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau gồm địa chỉ sửa mũi ở đâu đẹp, dinh dưỡng lành mạnh và chăm sóc mũi. Đối với chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là thức uống bạn nên bổ sung những nhóm nước như sau:
– Các loại nước uống chứa nhiều chất sắt như nước ép củ dền, lựu, dâu tằm, rau chân vịt… Vì sắt có đặc tính giảm mức độ tổn thương và bầm tím vùng mũi. Hỗ trợ tăng cường mô giúp vết thương mau bình phục.
– Các loại nước uống chứa hàm lượng vitamin C cao gồm nước cam, nước ép bưởi, nước chanh… Khi vết mổ lên da non và liền lại, bổ sung vitamin C có tác dụng làm sáng đều vùng da đó. Hơn hết, thành phần này còn có khả năng chống nhiễm trùng.
– Các loại thức uống được làm từ sữa.
– Uống nhiều nước lọc để giữ ẩm cho cơ thể. Ngoài ra, uống nước đều đặn 2 lít mỗi ngày còn cải thiện lưu thông máu. Hỗ trợ các dưỡng chất đưa vào cơ thể được hấp thu dễ dàng.
Thực phẩm nào được chuyên gia khuyên dùng sau sửa mũi?
Sau khi sửa mũi bạn nên bổ sung những thực phẩm như sau:
– Những thực phẩm được nấu chín mềm, dễ nhai nghiền mà không tạo sức ép lên mũi. Chẳng hạn như cơm, cháo đậu đỏ, súp bí ngô, canh củ quả ninh nhừ…
– Các loại rau lá xanh có lợi cho người sửa mũi. Trong rau xanh chứa các thành phần nổi bật như chất xơ, vitamin B, kali, sắt, khoáng chất. Những thành phần này có tác dụng điều hòa thân nhiệt, dễ đi ngoài, giảm cảm giác thèm ăn.
– Các loại nấm gồm nấm hương, nấm rơm, nấm mèo, nấm đùi gà, nấm kim châm…
– Các loại hạt dinh dưỡng và ngũ cốc nguyên cám.
– Những loại cây ăn trái mọng nước giàu vitamin A, C, E như đu đủ, nho, táo, kiwi, dâu tây…
Cần hạn chế những thực phẩm nào để tránh tác động lên vết thương?
Hiện nay, rất nhiều trường hợp phải làm mũi sửa lại chỉ vì ăn uống sai cách. Bởi nhiều người quan niệm rằng, cứ bồi bổ cho cơ thể những món ăn chứa dưỡng chất cao thì vết thương sẽ mau lành.
Thế nhưng suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm và cần phải loại bỏ ngay lập tức. Vì không phải thức ăn bổ dưỡng nào cũng có lợi cho vết mổ. Trên thực tế, để tránh ảnh hưởng lên vết thương bạn cần kiêng những nhóm thực phẩm sau:
– Kiêng thịt bò và rau muống.
– Kiêng thức ăn giòn cứng như mề gà, sụn gà, gân bò, sườn nướng…
– Kiêng thịt gà, các thể loại trứng gà, trứng vịt, trứng ngan ngỗng…
– Kiêng các thực phẩm chứa vị tanh như hải sản, cá biển, cá thác lác…
– Kiêng cà phê, rượu bia, nước tăng lực, trà…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn còn thắc mắc nào thêm về chủ đề sửa mũi nên uống gì. Hoặc cần tư vấn các phương pháp tạo hình mũi. Vui lòng liên hệ cho viện thẩm mỹ S-one theo số 0933.666.613 để được hỗ trợ nhanh nhất.