Mì gói là lựa chọn mang đầy tính tiện lợi và nhanh gọn dành cho những ai không có nhiều thời gian để tự tay làm bất kỳ món ăn nào. Một số người cho rằng sau khi sửa mũi không nên ăn mì gói và ngược lại. Vậy sửa mũi có ăn mì gói được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời cho thắc mắc đó.
Sửa mũi xong có ăn mì gói được không?
Mì gói hay còn được gọi là mì ăn liền, đây là một món ăn yêu thích của học sinh, sinh viên hoặc nhân viên văn phòng. Với câu hỏi sửa mũi có ăn mì gói được không? Theo chuyên gia tạo hình mũi tại S-one cho biết, sau khi sửa mũi khách hàng không nên ăn mì gói vì những lý do sau đây:
Ăn mì gói sau sửa mũi gây chảy máu mũi
Lý do đầu tiên không nên ăn mì tôm sau khi sửa mũi chính là bên trong mì chứa rất nhiều muối. Trung bình một sợi mì cỡ thường có thể chứa tới 2700mg Natri. Con số này vượt quá mức tiêu thụ lành mạnh ở một người (2300mg).
Ăn mì gói chứa quá nhiều Natri muối sẽ khiến nhịp tim và huyết áp tăng cao. Dẫn đến máu trong tĩnh mạch di chuyển nhanh hơn. Vô hình trung làm cho vết thương có thể rỉ máu bất kỳ lúc nào. Gây ảnh hưởng lớn đến cả quá trình hồi phục.
Ăn mì gói sau sửa mũi gây dị ứng chất liệu sụn
Trong mì gói chứa những thành phần không tốt cho sức khỏe như dầu, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản, propylene glycol,… Những chất này có thể ảnh hưởng lớn và làm giảm khả năng tương thích của chất liệu sụn, gây dị ứng và đào thải sụn. Đây là lý do thứ hai bạn không được ăn mì ăn liền sau sửa mũi.
Ăn mì gói sau sửa mũi làm mũi chậm lành
Mặc dù mì ăn liền rất giàu calo nhưng lại chứa ít hoặc không có chất dinh dưỡng. Vì lý do đó, ăn mì gói sẽ không bổ sung cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi, khiến vết thương chậm lành hơn rất nhiều.
Ngoài ra, lượng chất dinh dưỡng kém khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Tạo điều kiện hoàn hảo cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Hậu quả là mũi dễ bị nhiễm trùng hơn.
Bạn phải ngừng ăn mì gói trong bao lâu?
Sau khi sửa mũi bạn phải ngừng mì gói trong bao lâu? Câu trả lời ngắn gọn là khoảng một tháng. Sau một tháng, mũi đã tương đối ổn định và vết thương đã lành hoàn toàn. Đây là lúc bạn có thể đưa mì ăn liền trở lại. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn không nên ăn chúng với tần suất liên tục hoặc quá nhiều. Vì đơn thuần mì gói ngay từ đầu đã không tốt cho sức khỏe.
Những thực phẩm nên và không nên ăn sau khi sửa mũi
Ngoài mì gói, còn có rất nhiều sản phẩm khác bạn nên và không nên dùng sau khi sửa mũi cụ thể:
Những thực phẩm không nên ăn sau khi sửa mũi
- Thức ăn cứng
- Thịt bò, thịt trâu hoặc thịt dê
- Cá và hải sản
- Gà, vịt, ngỗng, ngan
- Sản phẩm làm từ nếp như xôi mặn, bánh chưng. bánh tét…
- Rau muống luộc, rau muống xào…
- Sản phẩm lên men
- Thức ăn mặn, nhiều dầu mỡ, cay hoặc nhanh
- Bia, rượu, nước tăng lực, cà phê và chất kích thích
Những thực phẩm nên ăn sau khi sửa mũi
- Thức ăn mềm, dễ tiêu thụ
- Thực phẩm giàu Vitamin A, E và E như trái cây mọng nước, cam quýt, bơ, hạt mắc ca, hạt óc chó, ngũ cốc.
- Các loại rau có màu xanh đậm như rau diếp hoặc rau bina
- Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ, sữa chua…
- Thịt lợn, nấm, đậu hũ bổ sung protein
- 2 – 3 lít nước mỗi ngày
Lời kết
Viện thẩm mỹ S-one hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về câu hỏi sửa mũi có ăn mì gói được không. Nếu bạn đang có nhu cầu thực hiện các phương pháp tạo hình mũi chuyên nghiệp, mũi sửa lại nhưng chưa chọn được sửa mũi ở đâu đẹp.
Hãy liên hệ cho viện thẩm mỹ S-one theo hotline 0933.666.613 để được tham vấn trực tiếp 1:1 cùng bác sĩ chuyên môn nhé.