Nâng mũi cấu trúc là phương pháp làm đẹp có xâm lấn. Do đó vấn đề kiêng khem trong ăn uống là vô cùng quan trọng. Nếu không may “ăn nhằm” những thực phẩm trong “danh sách cấm” có thể sẽ gây bất lợi cho chiếc mũi mới nâng. Vậy nâng mũi cấu trúc kiêng ăn gì? Và nên bổ sung những loại thực phẩm nào để mau chóng hồi phục? Để có thể lời giải cho những thắc mắc này, mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết!
Chuyên gia giải đáp: Nâng mũi cấu trúc kiêng ăn gì?
[Góc giải đáp] Nâng mũi cấu trúc kiêng ăn gì?
Sau nâng mũi là khoảng thời gian bạn cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tránh việc “ăn nhằm” các thực phẩm dưới đây để dáng mũi sau nâng không gặp phải các tình trạng mưng mủ, sẹo lồi, thậm chí là biến chứng:
Thức ăn gây sẹo lồi, gây thâm vết thương
Đứng đầu trong “danh sách đen” này là rau muống, thịt gà, trứng và thịt bò,… Việc bổ sung những thực phẩm này sẽ khiến cho vùng da phẫu thuật không đều màu so với những vùng da xung quanh. Hơn nữa, rau muống và thịt gà còn là nguyên nhân gây ra tình trạng mưng mủ, thâm sẹo, rất mất thẩm mỹ. Riêng thịt bò nó sẽ khiến cho vết thương bị tối màu lại, dễ gây sẹo lồi, sẹo thâm.
Thức ăn cứng
Bổ sung những thực phẩm cứng sẽ khiến bạn hoạt động cơ hàm quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến vùng mũi mới phẫu thuật. Hơn nữa, nó còn gây ra chứng khó tiêu. Sau khi nâng mũi cấu trúc nếu gặp tình trạng khó tiêu sẽ thấy mệt mỏi và làm ảnh hưởng đến vết thương. Vì vậy, lời khuyên sau nâng mũi nên ăn những thức ăn lỏng dễ hấp thụ, có lợi cho tiêu hóa.
Thực phẩm gây dị ứng, khiến vết thương lâu lành
Hải sản và nếp. Nếp có tính nóng sẽ làm vết thương bị sưng, mưng mủ. Hải sản sẽ khiến vết thương bị ngứa ngáy. Ngoài ra, cần lưu ý đến các thực phẩm như: cá biển và các loại hạt.
Chất kích thích, thực phẩm lên men
Không nên ăn những thức ăn nhiều gia vị, chua, cay, nóng. Vì chúng có thể gây nhiệt miệng và không tốt cho sức khỏe bệnh nhân. Vết thương từ đó cũng trở nên đau nhức và khó lành. Những thực phẩm lên men như dưa, giá,…hoặc các nước uống có gas, cà phê,..
Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao
Thức ăn nhanh, dầu mỡ, bánh kem,… không tốt cho hệ tiêu hóa và gây khó tiêu, ảnh hưởng đến việc liền vết mổ.
Các loại thực phẩm cần bổ sung sau khi nâng mũi
Ăn uống đúng cách là yếu tố góp phần giúp bạn mau chóng sở hữu dáng mũi mới đẹp toàn diện. Vì vậy, bạn hãy tham khảo những thực phẩm dưới đây để bổ sung đủ chất cho cơ thể:
Các loại ngũ cốc
Các loại ngũ cốc như gạo lứt, đậu xanh, yến mạch, đậu đỏ,… rất tốt để nâng cao sức khỏe và đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết thương. Đây được xem là những thực phẩm mà bạn nên bổ sung vào thực đơn sau nâng mũi. Bên cạnh đó, các món ăn từ ngũ cốc cũng rất mềm, dễ nhai. Sẽ không gây ảnh hưởng đến vết thương của bạn.
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C có khả năng giúp tăng sức đề kháng, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Các loại thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến như cam, quýt, bưởi, dâu tây,…
Thịt lợn nạc
Thịt lợn không chỉ lành tính mà còn hỗ trợ quá trình tái tạo mô, gia tăng tốc độ lành vết thương. Bên cạnh đó, nó cũng giàu chất sắt giúp đẩy nhanh việc sản sinh tế bào máu mới.
Các loại rau củ và quả mọng
Các loại rau củ như khoai tây, cà rốt, củ cải trắng, bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, ớt chuông,… là lựa chọn hợp lý để bổ sung vào thực đơn cho người mới nâng mũi. Không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ quá trình đông máu, giúp vết thương nhanh lành.
Sữa chua, thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa
Sữa chua không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa. Mà còn là lựa chọn hàng đầu để bạn bổ sung vào thực đơn cho người mới nâng mũi. Giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi dáng mũi, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
Một số mẹo chăm sóc dáng mũi sau nâng
Ngoài vấn đề kiêng khem ăn uống đúng cách. Bạn cần phải hết sức lưu ý về chế độ chăm sóc, để sau khi hồi phục sẽ sở hữu được dáng mũi mơ ước:
- Uống thuốc kháng sinh và kháng viêm theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Hai ngày đầu nên chườm đá lạnh để giảm sưng tấy, chống tụ máu.
- Sau 3 – 4 ngày nên chườm ấm giúp giảm sưng và vết thâm tím.
- Khi ra ngoài lưu ý bôi kem chống nắng tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bởi nó sẽ có hại cho vùng da vừa phẫu thuật.
- Hạn chế tối đa việc cầm nắm vật nặng hoặc cúi người xuống quá thấp để giảm tình trạng sưng đau và nguy cơ xuất huyết.
- Ít nhất trong 1 tháng đầu sau phẫu thuật không nên đeo kính, tập luyện thể thao và vận động mạnh.
- Có thể tắm, gội ngay sau phẫu thuật bằng nguồn nước đảm bảo vệ sinh. Tránh cho nước tiếp xúc với vùng mũi.
- Vệ sinh mũi bằng gạc sạch và nước muối loãng
- Trước khi cắt chỉ, lau mặt nhẹ nhàng bằng khăn mềm, sạch. Hạn chế trang điểm cho đến sau cắt chỉ.
Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia về thắc mắc nâng mũi cấu trúc nên ăn gì? Nếu bạn còn băn khoăn hay lo lắng về nâng mũi cấu trúc giá bao nhiêu? Vui lòng liên hệ trực tiếp Viện thẩm mỹ S-ONE theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất.
Hotline: 0933 666 613
Viện thẩm mỹ S-ONE