Nâng mũi là thủ thuật có tác động xâm lấn, do đó sau khi thực hiện sẽ có một số thay đổi về sự chuyển hóa cơ thể. Vì thế, sau khi nâng mũi bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Nên kiêng một số thực phẩm để đảm bảo quá trình phục hồi nhanh chóng hơn. Vậy nâng mũi cấu trúc kiêng ăn bao lâu? Và nên bổ sung thực phẩm nào để mũi mau hồi phục? Không cần lo lắng, câu trả lời sẽ có ngay dưới bài viết, bạn tiếp tục theo dõi nhé!
Chuyên gia giải đáp: Nâng mũi cấu trúc kiêng ăn bao lâu?
“Danh sách đen” cần kiêng khem sau khi nâng mũi
Trong danh sách này có kha khá món ăn “gây nghiện” cần phải kiêng khem trong quá trình hậu phẫu. Điều này có vẻ không dễ dàng gì với một số khách hàng. Tuy nhiên, để đạt được chiếc mũi ưng ý nhất bạn cần loại những món sau đây ra khỏi thực đơn nhé!
Thịt gà, đồ nếp gây viêm sưng, mưng mủ
Đây là những thực phẩm sau nâng mũi không nên sử dụng để ngăn ngừa tình trạng mưng mủ,… Vì thế, trong khoảng 1 tháng sau nâng mũi, bạn cần tuyệt đối tránh thực phẩm này trong bữa ăn.
Hải sản khiến vết khâu lâu lành
Loại thực phẩm này chứa rất nhiều đạm, khi dung nạp vào cơ thể có thể gây ra hiện tượng ngứa ngáy, dị ứng, nổi mẩn đỏ trên cơ thể. Do đó để vết mổ nhanh chóng lành dáng mũi đạt được sự ổn định sớm nhất, bạn cần loại bỏ các món ăn chế biến từ hải sản.
Thịt bò, rau muống có thể hình thành sẹo lồi
Thịt bò khiến da bị sậm, gây sẹo thâm và xuất hiện biến chứng. Trong khi đó, rau muống chứa nhiều collagen dễ gây tình trạng sẹo lồi.
Nên kiêng thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhanh chứa hàm lượng cholesterol cao, nhiều dầu mỡ… gây khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến việc liền vết mổ.
[Góc giải đáp] Nâng mũi cấu trúc kiêng ăn bao lâu?
Vì phẫu thuật nâng mũi cấu trúc là kỹ thuật có sự tác động đến cấu trúc của mũi từ bên trong. Điều này gây ra những tổn thương bên trong lẫn bên ngoài. Gây ra một số vết thương hở và rất cần thời gian để phục hồi. Vì vậy, khách hàng cần có một chế độ ăn uống khoa học, kết hợp kiêng cữ những thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình lành vết thương. Và bảo đảm hiệu quả thẩm mỹ của chiếc mũi.
Đây có thể là quá trình khá khó khăn với một vài bạn. Vì phải tạm rời xa những món ăn mà mình yêu thích. Tuy nhiên, bạn cần cố gắng vì đây cũng không phải là khoảng thời gian dài. Sau khi mũi vào phom, gom dáng, bạn có thể thoải mái thưởng thức món mình thích mà không cần phải lo lắng điều gì nữa.
Tùy vào cơ địa của từng người mà việc ăn uống, kiêng khem cũng theo đó để điều chỉnh. Nếu cơ địa của bạn tốt, vết thương nhanh lành. Không để lại sẹo lồi thì việc kiêng cữ cũng không cần quá lâu. Chỉ cần chú ý trong những ngày đầu vừa phẫu thuật. Và sau khi tháo chỉ là bạn có thể ăn uống bình thường.
Ngược lại, với cơ địa không tốt, dễ bị sẹo lồi hoặc vết thương dễ bị mưng mủ và lâu lành thì cần phải chờ đến khi chiếc mũi hoàn toàn ổn định, tức là sau 4 – 6 tuần thì bạn mới có thể ăn uống bình thường trở lại.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp sau nâng mũi
Sau khi đã biết câu trả lời về “nâng mũi cấu trúc kiêng ăn bao lâu?” thì bạn không cần quá lo lắng. Bởi ngoài những thực phẩm cần kiêng, thì những thực phẩm có thể bổ sung dưới đây cũng thơm ngon và bổ dưỡng không kém, có thể kể đến như sau:
Trái cây tươi mọng nước
Trái cây mọng nước cung cấp nhiều vitamin C như: cam, chanh, bưởi và quýt,… Mặt khác, trong vitamin C còn có chứa chất chống oxy hóa và khả năng kháng khuẩn rất cao. Vì vậy, bổ sung nhiều vitamin C cho cơ thể sẽ giúp vết thương hở mau lành hơn.
Rau củ xanh
Rau củ chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho việc lành vết thương sau nâng mũi. Một số loại rau nên bổ sung: rau chân vịt, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, rau diếp cá,…Bên cạnh đó, các loại củ bạn có thể lựa chọn đó là: cà rốt, hành tây, khoai tây,…
Thực phẩm giàu protein lành mạnh
Những thực phẩm mà bạn có thể chọn để bổ sung protein lành mạnh cho mình là: Thịt lợn nạc, đậu hũ, các loại đậu như: đậu phộng, đậu xanh, đậu đen, đậu hà lan…, sữa và các chế phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai,…
Cơm và các loại ngũ cốc
Sau nâng mũi cấu trúc bạn nên bổ sung thêm chất đường bột trong bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng các loại ngũ cốc nguyên cám như: yến mạch, gạo lứt, bắp, các loại hạt mềm, mì ý…để đa dạng cho bữa ăn của mình.
Uống đầy đủ nước
Bạn nên cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể cho giai đoạn hậu phẫu! Nước chiếm 70% cơ thể. Nó cực kỳ cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng và giúp vết thương mau lành. Vì vậy sau khi nâng mũi nên uống nhiều nước, từ 2 – 3 lít mỗi ngày.
Sữa chua, thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa
Sữa chua không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà còn là lựa chọn hàng đầu để bạn bổ sung vào thực đơn cho người mới nâng mũi. Giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi dáng mũi, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
Hy vọng những chia sẻ về thắc mắc “Nâng mũi cấu trúc kiêng ăn bao lâu?” sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hậu phẫu hữu ích. Nếu có thắc mắc về nâng mũi cấu trúc giá bao nhiêu hiện nay? Vui lòng liên hệ ngay đến S-ONE để nhận được những ưu đãi làm đẹp tốt nhất.
Viện thẩm mỹ S-ONE