Tiêu chí đánh giá một gương mặt đẹp ngày càng trở nên khắt khe hơn trước đây. Ngoài một chiếc mũi đẹp “tô điểm” giúp gương mặt trở nên thanh tú thì một dáng cằm đẹp thon gọn cũng không kém phần quan trọng. Tuy nhiên không phải ai sinh ra cũng may mắn sở hữu vẻ đẹp “mỹ mều” đó. Đại đa số người dân Á Đông thường mắc phải khuyết điểm dáng cằm ngắn, lẹm khiến gương mặt trở nên kém duyên. Chính vì thế các phương pháp độn cằm ngắn dường như rất phổ biến trở thành xu hướng làm đẹp của các “tín đồ”. Thực hư phương pháp này như thế nào mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé!!
Độn cằm ngắn
Tìm hiểu các phương pháp độn cằm ngắn
Cằm ngắn, lẹm là một trong những khuyết điểm nhiều người thường gặp phải. Khiến gương mặt trở nên mất cân xứng kém thu hút hơn chính vì thế nhiều người thường tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện khuyết điểm của mình. Đây là phương pháp được coi là nhanh nhất và mang lại hiệu quả nhất để nâng cấp dáng cằm.
Độn cằm ngắn cũng giống như những phương pháp độn cằm thông thường khác. Chỉ khác là mỗi tình trạng khuyết điểm dáng cằm mà các chuyên gia sẽ tạo hình sụn độn theo một tỷ lệ khác nhau. Để độn cằm ngắn bạn có thể thực hiện qua hai phương pháp chính là độn cằm phẫu thuật và không phẫu thuật. Tùy vào nhu cầu và tình trạng khuyết điểm của dáng cằm các chuyên gia sẽ áp dụng phương pháp thích hợp.
Tỷ lệ vàng của dáng cằm
Xem thêm: review độn cằm
Cách nhận biết cằm ngắn, lẹm
Cằm ngắn lẹm là khuyết điểm dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Theo tiêu chuẩn của một dáng cằm đẹp “chuẩn tỷ lệ vàng” thì 3 điểm đỉnh mũi, môi và cằm phải tạo thành một đường thẳng. Nếu không thỏa được điều kiện trên chắc hẳn dáng cằm đó mắc phải khuyết điểm ngắn, lẹm.
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của dáng cằm chính là khi nhìn ở góc nghiêng cằm sẽ bị hụt vào trong không nhô ra. Khiến gương mặt trở nên bất cân xứng không hài hòa với các đường nét gây mất ấn tượng với người đối diện.
Độn cằm ngắn phù hợp với những đối tượng nào?
Một chiếc cằm thon gọn góc cạnh đúng chuẩn “tỷ lệ vàng” sẽ giúp gương mặt trở nên thanh thoát và thu hút hơn rất nhiều. Chính vì thế nếu không may mắc phải tình trạng cằm ngắn, lẹm, bè,.. Thì đã có các phương pháp độn cằm “cứu cánh”. Một số đối tượng có khuyết điểm ở dáng cằm nên cải thiện:
+ Dáng cằm ngắn, lẹm
+ Dáng cằm bị lệch không cân xứng
+ Dáng cằm bị biến dạng do tai nạn va đập
+ Cằm đã phẫu thuật nhưng không thành công
+ Người đủ 18 tuổi muốn cải thiện dáng cằm
Xem thêm: độn cằm có an toàn không?
Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi phẫu thuật độn cằm
Để sở hữu được dáng cằm thon gọn “không góc chết” ngoài việc lựa chọn cơ sở thực hiện uy tín chất lượng. Thì chế độ chăm sóc, kiêng kem sau nâng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến dáng cằm sau khi phục hồi. Do đó để mang lại hiệu quả thẩm mỹ và đẩy nhanh quá trình hồi phục bạn nên có chế độ chăm sóc hợp lý:
Chế độ chăm sóc sinh hoạt hằng ngày
+ Thường xuyên chườm đá nhẹ nhàng lên vùng bị sưng để hạn chế sưng, đau đẩy nhanh quá trình phục hồi sau nâng
+ Làm sạch da bằng khăn ẩm, tránh đụng nước vào vết thương. Tránh bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng
+ Không nên tham gia các hoạt động mạnh như: bơi lội, võ, chạy nhảy, đeo kính,.. Để dáng cằm không bị lệch
+ Uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Thường xuyên đến viện thẩm thăm khám kiểm tra tình trạng cằm trong thời gian đầu
Chế độ ăn uống kiêng kem
+ Không nên sử dụng những thực phẩm có khả năng gây sẹo, lồi, mưng mủ. Gây ảnh hưởng đến sự phục hồi
+ Tránh những thực phẩm chứa các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cà phê
+ Nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể sau nâng như protein, vitamin A,C
+ Nên uống nhiều nước hằng ngày đặc biệt là những loại nước ép từ trái cây, rau củ. Giúp bổ sung những chất dinh dưỡng thiết yếu
Xem thêm: độn cằm giá bao nhiêu?