Ẩm thực Việt Nam luôn có một sức hút lạ kỳ đối với những ai đam mê ăn uống. Chính điều này mà nhiều người lại do dự và trì hoãn sửa mũi. Vì lo lắng liệu sửa mũi nên kiêng ăn bao lâu. Thực tế thời gian kiêng cữ của mỗi người sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau gồm cơ địa, tốc độ hồi phục, cách chăm sóc. Nếu đây là đề tài mà bạn đang tìm kiếm. Hãy nán lại ít phút cùng viện thẩm mỹ S-one tìm hiểu chi tiết nhé.
Sửa mũi kiêng cữ ăn uống trong bao lâu?
Bất kỳ một phương pháp làm đẹp nào dù tác động ít hay nhiều lên cơ thể đều phải được chăm sóc và ăn uống cẩn thận. Trong đó, phẫu thuật sửa mũi cũng không ngoại lệ. Sau tạo hình mũi, để dáng mũi nhanh vào form, vết thương mau lành bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt.
Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây rằng sửa mũi kiêng cữ ăn uống trong bao lâu? Theo bác sĩ thẩm mỹ, hiện không có một số liệu chính xác đề cập đến việc sửa mũi bao lâu thì ăn uống bình thường trở lại. Bởi điều này còn tùy thuộc vào tốc độ hồi phục của mỗi người. Có người cơ địa lành, bình phục nhanh thì có thể ăn uống thoải mái sau một tháng.
Trái lại, với những người cơ địa xấu, dễ hình thành sẹo lồi thì thời gian kiêng cữ sẽ kéo dài lâu hơn. Quan trọng nhất, hãy hiểu rõ cơ thể của mình để điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Trong giai đoạn chờ mũi ổn định, nếu có dấu hiệu bất thường bạn nên nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ càng sớm càng tốt.
Sửa mũi không nên ăn gì?
Hiện nay, không ít trường hợp khách hàng gặp biến chứng sau sửa mũi chỉ vì ăn uống vô tội vạ. Dẫn đến các rủi ro nguy hiểm như sưng đau, căng tức, chảy dịch, nhiễm trùng… Khiến khách hàng không khỏi khó chịu và buộc phải can thiệp sớm hoặc làm mũi sửa lại để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Vậy sau khi sửa mũi cần tránh ăn gì? Dưới đây là danh sách các thực phẩm cần kiêng tuyệt đối:
– Kiêng thức ăn có tính chất dai cứng như lòng mề, chân gà, thịt sườn, xương ống… Không chỉ ảnh hưởng đến mũi mà còn gây sứt mẻ răng nếu ăn nhai quá mạnh.
– Kiêng thức ăn chứa hàm lượng protein quá mức như thịt bò, rau muống, hải sản. Nhóm thực phẩm này đều không tốt cho vết thương hở. Rất dễ dẫn đến sẹo xấu, sẹo lồi hoặc thậm chí thâm sẹo.
– Kiêng thức ăn đóng hộp hoặc hâm đi hâm lại nhiều ngày. Bởi lượng natri trong những thực phẩm này rất lớn. Nếu ăn vào sẽ gây tích nước và cản trở tiến độ lành thương.
– Kiêng các thể loại trứng gồm trứng gà, trứng vịt, hột vịt lộn… Vì chúng sẽ tăng mức độ ngứa trong, làm da non loang màu, mất thẩm mỹ.
– Kiêng các thức uống chứa nhiều cồn, chất kích thích như rượu bia. Ngoài ra, cần tránh uống cà phê, nước tăng lực, trà.
Sửa mũi nên ăn uống gì cho mau lành?
Bên cạnh sửa mũi nên kiêng ăn gì, chắc hẳn bạn đang mong chờ những thực phẩm có thể được sử dụng đúng không nào? Dưới đây là danh sách nhóm thực phẩm có lợi cho quá trình hồi phục mũi cụ thể:
– Trái cây quả mọng giàu hàm lượng vitamin C như cam, quýt, bưởi, dâu tây, chanh…
– Chất xơ có lợi cho vết thương gồm rau xanh, nấm đông cô, nấm hương, mộc nhĩ…
– Bổ sung đa dạng các loại củ quả tươi để cung cấp vitamin A, B, E giúp vết mổ mau lành. Điển hình một số loại củ quả gồm ớt chuông, cà chua, cà rốt, khoai lang…
– Chọn ăn những món ăn được nấu chín kỹ, hầm mềm như súp, cháo. canh…
– Luôn giữ cơ thể được đủ ẩm bằng cách uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin quý giá mà bạn cần. Ngoài sửa mũi nên kiêng ăn bao lâu, viện thẩm mỹ S-one còn đề cập đến những thực phẩm nên hoặc không nên ăn sau sửa mũi. Dựa vào những thông tin đó, bạn có thể dễ dàng xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học.
Nếu bạn còn thắc mắc nào thêm hoặc khó khăn trong việc lựa chọn sửa mũi ở đâu đẹp. Đừng ngần ngại liên hệ cho S-one theo hotline 0933.666.613 để san sẻ “nỗi lo” này cho bạn nhé. Tại đây, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao sẽ trực tiếp thăm khám và giải đáp những câu hỏi cho bạn. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!