Trên thực tế, hình dáng và độ bền của chiếc mũi sau khi phẫu thuật sẽ phụ thuộc phần lớn vào chế độ dinh dưỡng lẫn cách chăm sóc. Dinh dưỡng càng kiểm soát chặt chẽ bao nhiêu thì quá trình hồi phục suôn sẻ bấy nhiêu. Sở dĩ ăn uống sai chỉ định sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm mà S-one tin chắc rằng không một ai mong muốn xảy ra với mình. Vậy sửa mũi nên ăn uống gì cho mau lành? Xem tiếp bài viết dưới đây để chắt lọc thông tin hữu ích.
Sau khi sửa mũi nên ăn thức ăn mềm lỏng
Đầu tiên phải nhắc đến chính là thức ăn mềm lỏng. Một trong những lý do phổ biến bạn nên tiêu thụ chúng là vì thức ăn mềm sẽ không tạo áp lực lên mũi. Bạn có thể kiểm chứng bằng cách đặt ngón tay lên mũi và thử động tác nhai giả. Khi đó, bạn sẽ cảm nhận được chiếc mũi của mình cũng đang di chuyển theo.
Điều này có nghĩa, việc chọn lựa thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ dịch chuyển của mũi. Thức ăn càng mềm, lực nhai càng ít và tiêu hóa dễ dàng. Ngược lại, thức ăn giòn cứng và khô, để nghiền chúng ra bạn buộc phải sử dụng bề mặt cắn mạnh. Vô tình đổ dồn sức ép và đè nén lên chiếc mũi.
Nhẹ thì gây căng tức đau nhức vùng mũi, nặng thì gây vẹo lệch sống mũi. Để khắc phục rủi ro bạn phải nhờ đến sự trợ giúp từ bác sĩ. Hoặc thậm chí chấp nhận làm mũi sửa lại để đảm bảo tính thẩm mỹ. Một số món ăn có đặc tính mềm như cháo trắng, khoai tây nghiền, súp bí đỏ…
Thức ăn có nhiều chất xơ có lợi cho vết thương
Chắc hẳn bạn đã nghe nói rất nhiều về lợi ích của chất xơ rồi phải không? Đối với khách hàng vừa thực hiện sửa mũi thì chất xơ được xem là “vị cứu tinh” hữu hiệu. Bởi sau sửa mũi, bác sĩ thường kê các nhóm thuốc kháng sinh để hạn chế sưng tấy và giảm đau.
Thuốc kháng sinh khi vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng nóng trong. Khiến làn da dễ nổi mụn, khô môi hay rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, những hiện tượng vừa kể trên là điều hoàn toàn bình thường. Bạn có thể khắc phục bằng cách bổ sung thật nhiều chất xơ.
Chất xơ không chỉ giúp cân bằng nhiệt độ trong cơ thể, ngăn ngừa nổi mụn và phòng chống táo bón. Chất xơ được tìm thấy nhiều nhất trong các loại rau lá xanh, rau dền, nấm, củ quả tươi…
Sửa mũi nên bổ sung nhiều trái cây quả mọng
Không phải ngẫu nhiên mà bác sĩ luôn khuyến khích khách hàng nên bổ sung thật nhiều trái cây. Bởi trong trái cây có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cực kỳ cao. Đặc biệt là vitamin A, C, E, tất cả đều có lợi cho vết thương. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ hồi phục của vết mổ.
Ngoài ra, những hoạt chất trên còn có công dụng làm sáng đều vùng da tổn thương. Hạn chế hình thành sẹo thâm gây thẩm mỹ kém. Gợi ý một số loại trái cây giàu vitamin A, C, E gồm xoài, nho, cam, bưởi, dâu tây, đu đủ…
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Uống nước cũng là cách giúp cơ thể được hồi phục hiệu quả. Theo bác sĩ thẩm mỹ, khách hàng vừa sửa mũi cần uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Tuy vậy, trọng lượng cân nặng của mỗi cá thể đều không giống nhau. Hãy cân nhắc bổ sung nước theo nhu cầu của chính mình.
Thay vì uống một lần với lượng nước lớn, bạn nên chia nhỏ số lần uống nước ra. Vì uống nhiều nước quá mức rất dễ dẫn đến rối loạn chức năng não, ngộ độc nước, gây phù nề. Một điều lưu ý tránh sử dụng cà phê, rượu bia, trà, nước tăng lực… Nếu bạn không muốn vết thương lâu lành.
Lời kết
Tóm lại, chế độ ăn uống cân bằng là điều cần thiết nên làm để sở hữu một dáng mũi đẹp. Ngoài sửa mũi nên ăn uống gì cho mau lành, bạn hãy kết hợp chăm sóc mũi đúng cách. Luôn giữ vết thương khô thoáng và thay băng nẹp thường tránh.
Nếu bạn đang có ý định sửa mũi cũng như tìm kiếm địa chỉ sửa mũi ở đâu đẹp. Có thể tham khảo qua viện thẩm mỹ S-one nhé. Để đặt lịch thăm khám vui lòng gọi vào hotline 0933.666.613 để được hỗ trợ sớm nhất.